Ngoại khóa "Ngày Phòng Chống HIV/AIDS"

Thứ hai - 02/12/2019 10:03
Vào lúc 7 giờ 15 phút ngày 2 tháng 12 năm 2019, tổ Hóa - Sinh- Công nghệ sinh hoạt ngoại khóa HIV/AIDS cho học sinh khối 6 và 9 nhằm giáo dục học sinh tác hại của bệnh HIV/AIDS, các con đường lây nhiễm HIV/AIDS, những cách phòng tránh HIV/AIDS cũng như ý nghĩa của “Ngày thế giới thế phòng chống AIDS”.
     HIV là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể tấn công bất kì ai, lây nhiễm HIV không phân biệt tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội …Bất kì ai nếu không hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không thực hiện các hành vi an toàn đều có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS.
      Như chúng ta đã biết, đại dịch AIDS không chỉ gây ra hậu quả lớn về kinh tế xã hội mà còn để lại bao nỗi bất hạnh cho bản thân người nhiễm HIV và gia đình.
     HIV là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể tấn công bất kì ai, lây nhiễm HIV không phân biệt tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội …Bất kì ai nếu không hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không thực hiện các hành vi an toàn đều có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS.Vậy HIV/AIDS là gì?
- HIV là một loại vi rút rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi vào cơ thể người HIV tấn công vào các tế bào bạch cầu có tên là CD4 làm giảm khả năng miễn dịch –  làm giảm khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể và dễ có nguy cơ nhiễm các căn bệnh khác.
- AIDS là hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải. Là khả năng chống bệnh bị suy yếu đến nỗi cơ thể bị các bệnh hoành hành đều không điều trị khỏi được.
Từ khi phát bệnh AIDS đến chết chỉ vài tháng hoặc nhiều nhất là 2 năm. Những người nhiễm HIV chủ yếu qua các con đường khác nhau: 49% bị nhiễm qua đường máu, 38% qua đường tình dục, 3% qua đường mẹ sang con và 10% không rõ đường lây. Tỉ lệ người bị nhiễm là nam chiếm 70,8%, nữ chiếm 28,2%, ở nhóm tuổi từ 20 -39 ( chiếm 82%), trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 3%.
Các biện pháp phòng chống HIV/AIDS:
- Qua đường máu: Không dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, nên sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần rồi bỏ, tốt nhất là không tiêm chích ma túy, hạn chế truyền máu; không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên qua lỗ tai…khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo.
- Qua đường tình dục: Không nên quan hệ tình dục bừa bãi, sống chung thủy là cách phòng tránh hữu hiệu nhất.
- Phòng nhiễm từ mẹ sang con: Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên sinh con. Trường hợp muốn sinh con phải đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng tránh lây nhiễm HIV cho con.
Mỗi chúng ta phải hiểu biết về bản chất của đại dịch HIV/AIDS, biết cách tự phòng tránh cho mình và cộng đồng, biết tự chăm sóc mình và người thân khi nhiễm HIV/AIDS nhằm góp phần khống chế đại dịch này.
Người nhiễm HIV/AIDS vẫn khỏe mạnh trong nhiều năm đầu, họ có thể sống chung với gia đình và làm việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.Vì thế chúng ta:
+ Không nên phân biệt, kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS.
+ Sự phân biệt kỳ thị làm cho người nhiễm HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, dễ dẫn đến cô đơn, mặc cảm, suy sụp sức khỏe và thậm chí có thể tự vẫn hoặc phạm tội.
HIV/AIDS là căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây chết người, khi mắc phải không có thuốc chữa. Chúng ta cần có lối sống lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội. Cảm thông, chia sẽ với những người mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Đồng thời, tuyên truyền với những người xung quanh về cách phòng tránh căn bênh này.
6
Cô Nguyễn Thị Cẩm Nhung sinh hoạt ngoại khóa HIV/AIDS
2
Giáo viên chủ nhiệm các lớp tham gia ngoại khóa
 
1
Giáo viên chủ nhiệm các lớp tham gia ngoại khóa
3
Học sinh khối 6 và 9 tham gia sinh hoạt ngoại khóa
8
Học sinh tham gia trả lời câu hỏi
7
Học sinh tham gia trả lời câu hỏi
9
Học sinh tham gia trả lời câu hỏi

Tác giả: Ban biên tập Trường THCS Tương Bình Hiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay735
  • Tháng hiện tại35,214
  • Tổng lượt truy cập1,757,204
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây