Trường THCS Tương Bình HiệpPhòng giáo dục và đào tạo Thủ Dầu Một
Sinh họat ngày truyền thống học sinh sinh viên 09/01/2017
Thứ ba - 17/01/2017 11:02
Sáng ngày 09/01/2017 Cô Nguyễn Thị Thanh Loan tuyên truyền "Ngày Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tầng lớp nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền Cộng hòa non trẻ" cho các em học sinh hiểu thêm về ngày 9-1-1950.
Ngày 9 tháng 1 năm 1950, đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn HS Sài Gòn - Chợ Lớn và hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt, biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho HS-SV học tập, trả tự do cho những HS bị bắt và mở cửa lại trường học. 13 giờ ngày hôm đó, bọn cầm quyền Dinh Thủ Hiến Trần Văn Hữu tráo trở lật lọng lời hứa sẽ giải quyết các yêu cầu nguyện vọng của HS-SV, chúng đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát hùng hậu, kết hợp với công an, lính lê dương dùng dùi cui, súng máy, súng ngắn... đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình trước sự phẫn nộ của đồng bào.
Nhiều em học sinh ngã gục trước những làn đạn khủng bố. Trần Văn Ơn và nhiều HS lớn tuổi phải hứng chịu các loạt ném đá và dùi cui để che chở cho các HS nhỏ tuổi hơn có mặt trong cuộc biểu tình và Anh đã bị trúng đạn trong lúc đang cùng một người bạn khiêng nữ sinh Tạ Thị Thâu của Trường Gia Long bị bọn cảnh sát ngụy đánh ngất. Anh hy sinh vào lúc 15 giờ 30 phút chiều ngày 9-1-1950. Xác Trần Văn Ơn được đưa về bệnh viện Chợ Rẫy, được lực lượng học sinh cùng các y bác sĩ, công nhân ở bệnh viện túc trực canh bảo vệ xác của Anh không cho bọn địch phi tang. Khi đó, Anh chưa đầy 19 tuổi. Tin Trần Văn Ơn mất ngay lập tức đã gây náo động trong giới học sinh-sinh viên Sài Gòn, trở thành tâm điểm và đồng loạt các tờ báo lớn của Sài Gòn đã đưa tin.
Một số hình hoạt động:
Chúng tôi trên mạng xã hội